2 lỗi thường gặp nhất có thể gặp với máy SinuPulse Traveler

  1. Làm nước vào bên trong thân máy

Máy rửa mũi cầm tay SinuPulse Traveler được thiết kế có rất nhiều ưu điểm, kế thừa được những ưu điểm chính của máy rửa mũi cắm điện SinuPulse Elite trong khi phát triển thêm những đặc tính cơ động của máy cầm tay.

Tuy nhiên vì máy cầm tay có yêu cầu rất cao đối với việc nhỏ gọn và dễ sử dụng nên máy không có khoảng cách giữa thân máy và vòi rửa mũi. Vì vậy có 1 khả năng có thể xảy ra là nước muối có thể chảy xuống thân máy và chảy vào tay bạn đang cầm máy. Thật ra nếu bạn rửa mũi đúng tư thế thì nước dung dịch rửa mũi sẽ đi hết vào một bên mũi và đi ra mũi bên kia chảy ra ngoài, không hề bị quay ngược chảy ra ngoài qua đúng bên mũi đi vào. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi tư thế cầm máy không đúng, hoặc khi bạn rửa mũi cho người khác trong tư thế khó điều khiển, hoặc khi mũi bạn quá tắc, quá nề khiến cho nước muối không đi qua mũi được hết, nước muối có thể chảy ngược lại ở bên mũi đang tiếp xúc với vòi phun.

Thế nên có một yêu cầu rất khắt khe với máy cầm tay Traveler là chống nước cho thân máy. Do vậy thân máy Traveler được đóng kín, rất khít và nếu sử dụng bình thường thì bạn hoàn toàn không phải lo nước vào bên trong thân máy.

Tuy nhiên trên thân máy có một số điểm tiếp xúc với phụ kiện, một số nút bấm và có phần màn hình hiển thị. Các phần này không thể chống nước hoàn toàn được. Vì vậy bạn cố gắng đừng làm thân máy bị ngập trong nước, máy sẽ luôn ok. Việc nước mũi chảy ngược lại và chảy một chút vào thân máy không có gì nghiêm trọng cả do lượng nước muối ít và không có ảnh hưởng nhiều được. Bạn không cần phải lo nhiều. Tuy nhiên nếu bạn đem thân máy đi rửa dưới vòi nước thì đó lại là 1 chuyện khác.

Để vệ sinh máy bạn chỉ cần:

  • Tháo và rửa vòi phun sau khi sử dụng.
  • Thỉnh thoáng tháo bình chứa nước và rửa.
  • 1 tháng/lần cho nước pha dấm vào bình chứa nước và chạy máy để làm sạch hệ thống đường dẫn nước của máy.
  • Nếu cục lọc của máy có dấu hiệu bẩn thì bạn chỉ cần rửa cục lọc. Cục lọc là phần cuối cùng của ống hút nước gắn kèm với thân máy. Chú ý không rửa thân máy.
  • Thân máy chỉ lau chứ TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC RỬA THÂN MÁY vì có thể làm nước vào máy qua màn hình và một số điểm tiếp xúc.

Trường hợp bạn rửa thân máy và làm ngấm nước vào máy, nếu để lâu ngày mạch điện của máy có thể bị hỏng, bị gỉ, máy có thể không sạc được pin và không hoạt động. Lỗi này sẽ không được bảo hành và để sửa chữa thì chúng tôi buộc phải phá thân máy đóng kín để kiểm tra, sửa chữa được hay không sẽ không đảm bảo chắc chắn được.

  1. Gãy đầu phun

Gãy đầu phun là trường hợp không dễ xảy ra nhưng vẫn có thể xảy ra. Bình thường đầu phun được làm rất chắc chắn và tương đối ngắn nên bạn không dễ bẻ gãy nó. Tuy nhiên nó được làm bằng nhựa cứng chứ không phải nhựa mềm nên khả năng này vẫn có thể xảy ra.

Điều này chỉ xảy ra trong duy nhất 1 trường hợp, đó là khi bạn sử dụng máy để rửa mũi xong không rút đầu phun ra rửa mà vẫn cắm nguyên trên máy. Vì lý do gì đó mà máy bị rơi từ trên một độ cao nào đó xuống 1 sàn cứng. Khi rơi như thế này thì nếu độ cao đó không quá cao có thể thân máy sẽ không sao nhưng vòi phun có thể bị gẫy. Sự gẫy này xảy ra do chênh lệch khối lượng giữa thân máy và vòi phun, lực tác động lớn và đột ngột vào thân vòi phun làm nó bị gẫy.

Vì vậy để bảo vệ vòi phun, thân máy và đảm bảo vệ sinh, bạn chỉ cần rút vòi phun ra rửa qua nước và đặt nó bên cạnh máy rửa mũi là xong. Khi nào rửa bạn lại cắm vòi vào rất nhanh.

Nếu bạn bị gẫy vòi thì trong đa phần các trường hợp bạn vẫn có thể gắn lại nó bằng keo. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi để mua phụ kiện – vòi phun mới.

Viết một bình luận